Quỹ Thiên nhiên quốc tế (WWF) vừa công bố các nhà khoa học của tổ chức này đã phát hiện thêm 145 loài sinh vật mới quanh lưu vực sông Mê Kông trong năm 2009.  Những sinh vật mới được phát hiện đáng chú nhất như loài tắc kè môi đỏ, cá có răng sắc nhọn, loài cây ăn thịt cao 7m,...

TIN LIÊN QUAN

Bản báo mới của Quỹ Thiên nhiên quốc tế cho thấy rằng trung bình 3 loài sinh vật mới được phát hiện hàng tuần ở khu vực sông Mê Kông trong năm 2009. Những phát hiện này là một phần trong chương trình bảo tồn sự đa dạng sinh học ở khu vực Đông Nam Á của WWF.

Mô tả ảnh.
Một loài cá mới được phát hiện ở lưu vực sông Mê kông. Ảnh: Telegraph.

Một trong những sinh vật được phát hiện gần đây là loài cá Dracula Minnow sống ở sông Mê Kông trên lãnh thổ của Myanmar. Loài cá này có cặp mắt lồi ra rất lớn và có hai chiếc răng sắc nhọn ở hàm trên dài khoảng 1,7 cm.

Một số loài sinh vật đáng chú ý khác mới được phát hiện ở khu vực sông Mê Kông trong năm 2009 bao gồm: loài tắc kẻ môi đỏ, loài rắn không có răng, loài ếch có tiếng kêu như loài dế, loài cây ăn thịt khổng lồ cao 7m, loài cá có khả năng dính cơ thể vào đá, ...

"Tốc độ phát hiện các loài sinh vật mới tại lưu vực sông Mê Kông cao hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới”, ông Stuart Chapman, giám đốc của WWF tại khu vực ĐNA, cho biết. "Bởi vì đây là khu vực rất đa dạng về địa lý và  khí hậu cùng với sự dồi dào về nguồn nước ngọt và rừng nhiệt đới”.

Mặc dù khu vực sông Mê Kông được đánh giá có hệ sinh vật đa dạng nhất trên thế giới, nhưng ông Stuart Chapman cảnh báo rằng đây cũng là khu vực có số lượng sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng nhiều nhất trên thế giới.

Sông Mê Kông -  chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam - là môi trường sống của rất nhiều các loài động vật đang có nguy cơ tuyệt rất lớn trên Trái đất như hổ, vui châu Á, cá heo mỏ, cá tra khổng lồ, ...

Vì thế, các nhà khoa học thuộc Bản báo mới của Quỹ Thiên nhiên kêu gọi các đại diện của các quốc gia, chuẩn bị tham gia Hội nghị của Liên Hợp Quốc về đa dạng sinh học diễn ra tại Nhật Bản vào tuần tới, cần đưa ra những biện pháp bảo vệ hiệu quả những sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ở khu vực sông Mê Kông.

  • Hà Hương (Theo Telegraph)