Khoảng 500 nhà sư đã tổ chức cầu siêu cho những người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp đêm 22/11 ở thủ đô Phnom Penh. Tới dự buổi lễ đặc biệt có Phó Thủ tướng Yim Chhay Ly.

>> Chủ cầu bồi thường cho nạn nhân vụ giẫm đạp ở Campuchia

>> Khi lễ hội biến thành lễ tang
>> Mỹ chia buồn sâu sắc với nhân dân Campuchia
>> 349 người giẫm đạp nhau đến chết ở Campuchia
>> Nhân chứng kể lại thảm họa kinh hoàng tại Campuchia
>> Campuchia để quốc tang các nạn nhân vụ giẫm đạp kinh hoàng
>> Campuchia để quốc tang các nạn nhân vụ giẫm đạp kinh hoàng
>> 4 người Việt thiệt mạng trong thảm họa ở Campuchia




Trong khi các nhà sư tụng kinh,
những người dự lễ lặng im hướng về phía cây cầu còn ngổn ngang giày dép và quần áo rách nát mà các nạn nhân bỏ lại.

"Khoảng 400-500 nhà sư tới để tụng kinh và cầu nguyện cho những người đã chết được an nghỉ, cầu mong họ được hồi sinh ở kiếp sau", Non Nget, người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Campuchia cho biết. 

Tính đến thời điểm này, số người thiệt mạng được xác nhận là 375 và được cho là còn tiếp tục tăng khi vẫn còn nhiều người mất tích. Hiện các nhà chức trách Campuchia đang có hết sức tìm lời giải cho nhiều câu hỏi liên quan tới một trong những ngày đen tối nhất lịch sử nước này. 

Nguyên nhân vụ việc hiện vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, theo điều tra ban đầu, rất có thể tình trạng đung đưa của cây cầu treo đã dẫn tới thảm họa. 

"Những gì xảy ra khiến mọi người rất sốc", Chhun Sreypong, 45 tuổi, nói và nhìn về phía bên kia con sông Tonle Sap, nơi hàng chục thi thể vừa được vớt lên. "Phần lớn các nạn nhân là người trẻ tuổi. Nhiều người mẹ đã mất con. Không ai biết tại sao điều này xảy ra".    

Cầu Vồng, nơi xảy ra cơn ác mộng, vừa được xây trong năm nay và chỉ dài có 40m. Giờ đây, cây cầu này được nhiều người đặt cho biệt danh "Cổng địa ngục". 

Ngày mai, Campuchia sẽ tổ chức quốc tang tưởng niệm các nạn nhân, với quốc kỳ được treo rủ ở tất cả các văn phòng chính phủ.

Dưới đây là một số hình ảnh về buổi lễ cầu siêu:












  • Thanh Hảo (T.H)