Máy giặt, máy sấy là các món đồ không thể thiếu trong các gia đình ngày nay. Những chiếc máy giặt có sấy sẽ là vị cứu tinh đối với chúng ta trong những ngày thời tiết ẩm ướt. Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng máy giặt tích hợp cả chức năng sấy, được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, vẫn còn những người băn khoăn không biết nên chọn máy giặt và máy sấy riêng biệt hay mua luôn các loại máy tích hợp chức năng giặt – sấy trong cùng một sản phẩm thì tốt hơn.

Máy giặt sấy là gì?

Máy giặt sấy là dòng máy 2 trong 1. Đây là dòng máy giặt được tích hợp cả chức năng sấy khô quần áo sau khi giặt, tiết kiệm diện tích và thời gian cho người sử dụng.

Máy giặt sấy có lợi thế bởi tiết kiệm không gian hơn, gọn gàng hơn, phù hợp với người dùng ở chung cư, diện tích đất nhỏ hoặc muốn tối ưu không gian bếp.

{keywords}
Máy giặt sấy là loại máy tích hợp chức năng giặt và sấy trong 1 sản phẩm. Ảnh: Internet

Trên thị trường hiện nay, các mẫu máy giặt sấy phổ thông thường có giá từ 13 – 25 triệu đồng. Hầu hết các mẫu máy giặt đều được thiết kế hiện đại, thời trang và tích hợp nhiều chức năng. Với các gia đình có không gian nhỏ, hẹp, máy giặt sấy là lựa chọn tối ưu thay vì phải tính toán không gian cho cả máy giặt và máy sấy.

Khi sử dụng, thay vì phải canh giờ để lấy quần áo từ máy giặt sang máy sấy, người dùng chỉ cần 1 thao tác duy nhất bỏ quần áo vào, chọn chế độ giặt và sấy rồi chờ thời gian để hoàn thành. 

Cần lưu ý gì khi mua máy giặt sấy

Nếu so sánh về giá, người dùng có thể tiết kiệm chi phí hơn khi mua máy giặt sấy tích hợp. Tuy nhiên, không có quá nhiều khác biệt về chi phí khi mua hai loại máy riêng biệt bởi giá thành của các loại máy sấy hiện đã giảm đáng kể.

Trong khi đó, dù hiện nay đã nhiều hãng sản xuất các dòng máy tích hợp nhưng người dùng cũng không có quá nhiều lựa chọn như hai dòng máy giặt hoặc máy sấy riêng biệt. Hiện ở thị trường Việt Nam các mẫu máy giặt sấy chủ yếu đến từ các thương hiệu như LG, Panasonic, Samsung…

Thông thường ở các dòng máy giặt sấy trên thị trường, khối lượng sấy thường thấp hơn khối lượng giặt. Chẳng hạn, máy có khối lượng giặt 10kg thì khối lượng sấy thường ở mức 6 – 7kg. Do đó, người dùng cần phải lưu ý thực hiện với 1 lượng ít quần áo và tính toán để cân bằng khối lượng của cả hai tính năng này để tránh hỏng hóc.

Do tích hợp 2 trong 1 nên thời gian giặt sấy và làm sạch quần áo sẽ lâu hơn, mất khoảng 3 tiếng để hoàn thành tất cả các quy trình. Do đó, điện năng tiêu thụ của loại máy này cũng lớn hơn so với các loại máy riêng biệt.

{keywords}
Nếu không gian đủ rộng, hãy cân nhắc mua dòng máy riêng biệt thay vì tích hợp. Ảnh: Internet

Một điểm nữa người dùng cần cân nhắc đó là đa số các máy giặt sấy  trên thị trường không thể làm khô quần áo 100% mà độ ẩm vẫn còn dư khoảng 5 - 10%. Do đó, người dùng không thể gấp quần áo ngay như máy sấy mà cần treo để quần áo khô hẳn.

Như vậy, nếu gia đình có diện tích nhỏ, không gian hạn chế và cần tiết kiệm chi phí thì bạn có thể mua máy giặt tích hợp chức năng sấy. Khi sử dụng thiết bị này người dùng cũng không cần mất thời gian để di chuyển đồ từ máy giặt sang máy sấy nên sẽ đỡ mất thời gian, công sức hơn. Tuy nhiên, khối lượng sấy ở các dòng máy tích hợp thường nhỏ hơn nên người dùng cần chú ý trong quá trình sử dụng.

Trong khi đó, nếu gia đình bạn có đủ diện tích, không gian thì lời khuyên là nên mua các loại thiết bị riêng biệt để sử dụng các tính năng được tốt hơn và không bị phụ thuộc lẫn nhau.

Duy Vũ (Tổng hợp)

 

Làm thế nào khi điều hòa nhiệt độ nhà bạn "kiệt sức" vì nắng nóng?

Làm thế nào khi điều hòa nhiệt độ nhà bạn "kiệt sức" vì nắng nóng?

Nhiệt độ tăng cao khiến điều hòa nhiệt độ của nhiều gia đình không thể làm lạnh khiến căn phòng chẳng khác gì... lò nướng. Dưới đây là kinh nghiệm bỏ túi để điều hòa của gia đình không bị quá tải vì nắng nóng.