Trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ đã từng tiến hành cuộc chạy đua sản xuất vũ khí với các cường quốc như Đức, Nga và Anh.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

1. Dự án Projectile Rockets

 

 



Theo nguồn tin tình báo, khi Đức đã bí mật sản xuất được tên lửa V-2 nhưng Mỹ vẫn không tin và cho đây là kế hoạch quảng cáo nhằm đánh lừa thiên hạ, nhưng thực tế Đức đã đưa vào sử dụng, tấn công một số mục tiêu tại Paris, Antwerp và London. Phải nói ngay rằng, vào giai đoạn này vũ khí tên lửa của phe đồng minh phụ thuộc phần lớn vào "bệ phóng tên lửa Katsyusha Liên Xô".

Năm 1943, Chính phủ Mỹ quyết định triển khai dự án Projectile Rockets chuyên sản xuất các loại hỏa tiễn. Để bắt tay vào thực hiện dự án, Mỹ đã tuyển dụng một số kỹ sư Đức làm việc cho một chương trình bí mật có tên là Operation Paperclip, yêu cầu các nhà khoa học Đức cung cấp bí quyết đã từng được Đức sử dụng để sản xuất các loại hỏa tiễn V-2 trước đây.

2. Chiến dịch Sao Diêm Vương

Chiến dịch Sao Diêm Vương (Operation Pluto) tiến hành đúng vào thời điểm Nhật Bản đầu hàng Đồng minh. Dự án đã được đề cập trong tài liệu mật 8 trang tựa đề "Now It Be Told " (tạm dịch: Chuyện bây giờ mới kể), trong đó tiết lộ các thiết bị bí mật đã được phát triển bởi các kỹ sư người Mỹ và Anh.

Một trong những thành tích đạt được trong Chiến dịch Sao Diêm Vương là xây dựng 20 đường ống dẫn ngầm dọc theo kênh đào English Channel để bơm trên 1 triệu gallon nhiên liệu cho quân Đồng minh tại Pháp. Hệ thống đường ống này được làm bằng hai loại ống, một từ thép Hamel dễ uốn và loại kia bằng vật liệu "Conun". Dự án này đã được xây dựng thành công và vận chuyển được một khối lượng nhiên liệu khổng lồ mà chính Đức Quốc xã không hề hay biết...

3. Trận địa lửa

Trận địa lửa hay Địa ngục lửa là tên gọi của dự án bí mật mà Mỹ đã thực hiện trên bờ biển Anh nhằm thiêu cháy quân Đức hồi tháng 8/1945 bằng các loại vũ khí hạng nặng ở Dunkirk, kèm theo hệ thống phun lửa, máy bơm dầu từ trên vách đá để tạo ra những dòng sông lửa.

Ngọn lửa phun dài tới trên 100 yard , thiêu rụi các binh lính Đức ngay sau khi nhảy dù và lọt vào "vành đại dương lửa", trong đó có cả hệ thống ống ngầm đặt dưới biển đột ngột dựng lên phun các tác nhân trợ cháy calcium phosphide.

4. Bom khí LSD

Một trong những dự án bí mật được bưng bít trong nhiều thập kỷ là dự án sản xuất bom khí LSD (Lysergic Acid Diethylamide) - loại ma túy gây ảo giác cực kỳ mạnh) được Mỹ thai nghén từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước.

Dư luận Mỹ gọi đây là "vũ khí gây điên dại", bởi nó dùng loại hóa chất độc hại gây bệnh thần kinh cho con người, không phải giết người ngay mà nó để lại hậu quả lâu dài.

Theo Chemical Corps, nơi sản xuất sản phẩm này thì LSD có thể làm nhiễm độc nguồn nước của đối phương. Còn theo tướng William M. Creasy, cựu Chánh Văn phòng hóa chất thuộc Quân đội Mỹ đã phát biểu công khai trước Hạ viện Mỹ rằng đây là vũ khí lợi hại cho đối phương. Mặc dù LSD là loại thuốc gây ảnh hưởng rất lớn đến thần kinh nhưng Mỹ lại coi là vô hại và không xếp vào danh mục vũ khí chiến tranh.

5. Bom tia “neutron-ray”

Nguyên thủy bom tia “neutron-ray” hay "bom n" được thai nghén bởi một người Mỹ có tên là Samuel Cohen, công tác ở Phòng Nghiên cứu thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore National Laboratory hồi năm 1958 nhằm phục vụ cho cuộc Chiến tranh lạnh. Đây là loại bom có sức công phá cực lớn, có khả năng tiêu diệt bộ phận lớn dân cư mà không làm hư hại một tòa nhà hoặc gây bụi phóng xạ.

Dự án được khởi động tại cơ sở Nevada vào năm 1963 và đến năm 1978 đã được Tổng thống Jimmy Carter cho ngưng lại nhưng đến năm 1981 lại được Tổng thống Ronald Reagan cho tái khởi động và đến nay không ai biết Mỹ có bao nhiêu loại bom này.

6. Dự án Máy bay siêu thanh "đen"

Bắt đầu từ năm 1990, Chính phủ Mỹ đã bật đèn xanh cho phía quân đội thực hiện một dự án đầy tham vọng, sản xuất loại máy bay siêu thanh màu đen có tên là Aurora. Các nhà phân tích thừa nhận Aurora là một máy bay gián điệp có thiết kế cực kỳ hiện đại thay thế cho Lockheed SR-71 Blackbird, có tốc độ Mach 3+ và đã từng được sử dụng trong Chiến dịch Bão táp sa mạc tại Iraq.

Sự thật về loại máy bay này vẫn đang "nửa kín nửa hở", có người nói họ đã nhìn thấy nhưng ông Rich, Ben, cựu lãnh đạo Lockheed Advanced Development Company lại từ chối công nhận Aurora là máy bay siêu thanh. Thực hư dự án này ra sao chưa ai rõ, nhưng có một sự thực là nó đã ngốn hết trên 9 tỉ USD ngân sách kể từ khi được khởi động hồi tháng 3/1993.

7. Chương trình HAARP

Chương trình HAARP (High Frequency Active Auroral Research Program- Chương trình nghiên cứu cực quang kích hoạt tần số cao) được tài trợ bởi không quân, hải quân , DARPA và Đại học Alaska của Mỹ. Tháng 9/1995, chương trình này bắt đầu được khởi động và được xem là dự án quân sự kỳ lạ.

Theo đó, người ta xây dựng các nhà máy vũ khí ngầm sâu trong lòng đất có thể làm thay đổi thời tiết địa phương, và khả năng sao chép các quá trình điện ly dùng cho truyền thông và quân sự. Mục đích ứng dụng rất rộng như sưởi ấm tầng điện ly, tạo ra các "thấu kính" để phản chiếu tần số vô tuyến nhằm phát hiện tên lửa và máy bay tàng hình của đối phương .

Đối với nhiều người, HAARP tưởng như vô hại nhưng tác động của nó thì không thể tính hết nên đã bị phản đối, thậm chí có thể tạo ra những rủi ro cực kỳ nguy hiểm như dẫn đến mất điện, gây tai nạn hàng không và cả những hiểm họa về môi trường và thiên tai khác mà người ta chưa lường hết.

 

(Theo ANTG)